Nguồn gốc ra đời và lịch sử của giấy
Trước đó, khi mà chưa có giấy, để ghi chép các sự kiện thì con người sử dụng hình vẽ khắc trong các hang động, các tấm đất sét. Sau đó con người sử dụng da để lưu trữ, rồi sử dụng giấy cối và ghi lên các thanh tre. Vậy thì giấy đã xuất hiện như thế nào để đến giờ trở thành thứ không thể thiếu trong cuộc sống?
Giấy về cơ bản là một dạng vật liệu được làm từ chất xơ. Độ dày của chúng chỉ dày từ vài trăm mm cho đến vài cm, có nguồn gốc từ thực vật. Bằng lực liên kết hydro, giấy được tạo ra mà không cần đến chất kết dính nào khác.
Người phát minh ra giấy được cho là Thái Luân – một thái giám Trung Quốc vào thế kỷ thứ 1, khoảng năm 105 sau công nguyên, dưới triều Hán.
Dâng các mẫu giấy này lên cho vua thời đó nên Thái Luân được phong quý tước quý tộc và chức quan trong triều đình.
Cho đến thế kỷ thứ 7, giấy đã được phổ biến ở Nhật bản. Tới năm 751, một trận tranh chấp xảy ra tại biên giới ở Samarcande, người Trung quốc thua trận và kĩ thuật sản xuất giấy đã lan truyền đến các nước A rập, rồi đến Andalucia (Tây ban Nha).
Nhà máy giấy đầu tiên trên thế giới xuất hiện ở Châu Âu gần Cordoba, sau đó là Seville. Tiếp đến, khoảng năm 1250, Ý xây dựng nhà máy giấy đầu tiên gần Fabriano.
Vào thế kỷ 13, giấy nghệ thuật xuất hiện tại Pháp. Nhưng phải đến năm 1348 mới có nhà máy giấy tại Troyes, sau đó là Essones.
Năm 1445, ông Gutenberg (người Đức) đã phát minh ra máy in. Đây là bước ngoặt đầu tiên giúp việc in trở nên dễ dàng hơn.
Tới năm 1799, Louis-Nicolas Robert (1761 – 1828) cùng cha mình đã phát minh ra máy xeo giấy liên tục. Đánh dấu bước tiến trong sản xuất giấy nhanh hơn, nhiều hơn và rẻ hơn.
Năm 1825, số liệu cho thấy sản lượng giấy khổng lồ đã đạt được tại Châu Âu, Mỹ. Chỉ tính trong năm 1850, có hơn 300 máy xeo giấy tại Anh và Pháp.
Cùng thời điểm này, giấy và bao bì carton bắt đầu được phát triển mạnh. Và đánh dấu sự xuất hiện nhiều máy xeo giấy carton nhiều lớp.
Năm 1856, một kỹ sư người Anh tên Edward C.Haley đã phát minh ra giấy bồi dùng làm mũ cối. Nhờ đó, năm 1871 một nhà máy sản xuất giấy bồi đầu tiên xuất hiện tại Mỹ và tại Pháp vào năm 1888 ở vùng Limousin.
Năm 1857, Jojeph Coyetty (người Mỹ) đã phát minh ra giấy vệ sinh. Chúng chỉ được xài phổ biến tại Pháp vào đầu thế kỷ 20, vì trước đó người ta cho đó là sản phẩm xa xỉ. Tới những năm thập niên 60 của thế kỉ 20, giấy Toilet được sử dụng rộng rãi.
Ngày nay, công nghệ sản xuất giấy ngày càng đổi mới cùng với sự phát triển ngành công nghiệp giấy. Sự ra đời của các sản phẩm từ giấy giúp cuộc sống trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Ngành giấy Việt Nam
Ngành giấy là một trong những ngành được hình thành từ rất sớm tại Việt Nam, khoảng năm 284. Từ giai đoạn này đến đầu thế kỷ 20, giấy được làm bằng phương pháp thủ công để phục vụ cho việc ghi chép, làm tranh dân gian, vàng mã…
Năm 1912, nhà máy sản xuất bột giấy đầu tiên bằng phương pháp công nghiệp đi vào hoạt động với công suất 4.000 tấn giấy/năm tại Việt Trì. Trong thập niên 1960, nhiều nhà máy giấy được đầu tư xây dựng nhưng hầu hết đều có công suất nhỏ (dưới 20.000 tấn/năm) như Nhà máy giấy Việt Trì; Nhà máy bột giấy Vạn Điểm; Nhà máy giấy Đồng Nai; Nhà máy giấy Tân Mai v.v. Năm 1975, tổng công suất thiết kế của ngành giấy Việt Nam là 72.000 tấn/năm nhưng do ảnh hưởng của chiến tranh và mất cân đối giữa sản lượng bột giấy và giấy nên sản lượng thực tế chỉ đạt 28.000 tấn/năm.
Năm 1982, Nhà máy giấy Bãi Bằng do Chính phủ Thụy Điển tài trợ đã đi vào sản xuất với công suất thiết kế là 53.000 tấn bột giấy/năm và 55.000 tấn giấy/năm, dây chuyền sản xuất khép kín, sử dụng công nghệ cơ-lý và tự động hóa. Nhà máy cũng xây dựng được vùng nguyên liệu, cơ sở hạ tầng, cơ sở phụ trợ như điện, hóa chất và trường đào tạo nghề phục vụ cho hoạt động sản xuất.
Đến thời điểm hiện tại ngành giấy của Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ đã có rất nhiều nhà máy giấy ra đời công nghệ sản xuất hiệ
n đại công suất một năm lên đến 350.000 tấn/năm.
Vòng Bi SKF Với Ngành Giấy
Nghành công nghiệp giấy đã hình thành và phát triển hơn 200 năm ở Châu Âu, một châu lục có nền công nghiệp sớm nhất nhân loại, không có gì ngạc nhiên khi những dây chuyền sản xuất giấy công nghiệp đầu tiên được sinh ra từ đây.
SKF đã có hơn 100 năm nghiên cứu phát triển vòng bi để phục vụ cho mọi nhu cầu sản xuất và đời sống, ngành giấy cũng là một trong những ngành quan trọng để SKF tập trung nghiên cứu phát triển dải sản phẩm vòng bi phục vụ nhu cầu sản xuất.
Vòng bi SKF được sử dụng rất nhiều trong dây chuyền sản xuất giấy, tập trung vào các vị trí máy quan trọng như Máy Nghiền Gỗ, Máy Nghiền Giấy, Máy Xeo Giấy, các vị trí lô quấn giấy và các vị trí chuyển động trong nhà máy,….
Với ngành sản xuất giấy tất cả các chi tiết chuyển động có vòng bi đều phải hoạt động với cường độ cao, môi trường hoạt động có độ ẩm nhiệt độ và hóa chất cao đòi hỏi chất lượng vòng bi và máy mọc phải cực kì tốt mới đáp ứng được nhu cầu. Vì vậy hãng SKF luôn được các nhà máy giấy tin tưởng và sử dụng.
Một mã vòng bi lớn được sử dụng trong nhà máy: 23144 CCK/C3W33, 23248 CCK/C4W33,
22328 CCK/C3W33, 23096 CAK/C3W33, 23064 CCK/C3W33, 23292 CAK/C4W33, 23148 CCK/C4W33,….
Công Ty CP Thương Mại Và Công Nghệ TST Việt Nam, Đại Lý Ủy Quyền của SKF lớn nhất Việt Nam chúng tôi có những đối tác lớn trong nghành giấy ở Việt Nam , nên chúng tôi tự tin mang đến cho các doanh nghiệp và người dùng chất lượng vòng bi và dịch vụ đi kèm tốt nhất.