Hiển thị 1–20 của 1355 kết quả

Dây đai (dây curoa) là một chi tiết không thể thiếu trong các thiết bị máy móc công nghiệp được sử dụng hàng ngày. Chi tiết nhỏ nhưng vô cùng quan trọng này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra năng lượng vật lý, kết nối các trục quay và duy trì hiệu quả truyền động của các thiết bị máy móc.

Trong bài viết này, Vongbicongnghiep sẽ giới thiệu chi tiết về dây đai truyền động để giúp quý khách hàng lựa chọn được những sản phẩm phù hợp cho máy móc của mình.

1. Dây đai truyền động là gì?

Dây đai truyền động hay còn gọi là dây curoa, được sử dụng trong truyền động bằng ma sát. So với các loại truyền động hiện nay như truyền động xích hay truyền động số (bánh răng) thì truyền động bằng dây đai đem lại hiệu quả về mặt kinh tế, dễ dàng lắp đặt, sử dụng và có tuổi thọ cao.

Dây đai truyền động là gì? Bán dây đai truyền động tốt nhất

Dây đai truyền động được làm từ vật liệu cao su tổng hợp và có nguồn gốc từ dầu khí. Nó được ứng dụng công nghệ sản xuất lưu hóa và kết hợp cùng các thành phần phụ gia của từng đơn vị sản xuất. Chính vì thế, độ bền của dây curoa phụ thuộc vào công nghệ và quy trình của từng nhà sản xuất.

2. Đặc điểm của dây đai truyền động

Dây đai truyền động có mặt trong được thiết kế gập gềnh giúp bề mặt tiếp xúc của puly đính vào dễ hơn. Nó được cấu tạo gồm 2 phần chính:

– Phần cao su: Dây đai truyền động có bền hay không phụ thuộc vào 50% chất lượng cao su cấu thành nên dây

– Phần bố dây: được làm từ sợi tổng hợp có tác dụng chống sinh nhiệt, giãn kéo cũng như chịu được lực kéo cao. Tuổi thọ của dây đai truyền động phụ thuộc vào phần dây này. Nó có khả năng chống thay đổi chiều dài trong quá trình làm việc, giảm khả năng sinh nhiệt và giảm nhiệt khi máy móc chạy với tải trọng lớn, tốc độ cao.

Một số đặc điểm của dây đai truyền động như:

– Có thể làm việc trong môi trường bụi bẩn

– Khoảng cách trục truyền lớn

– Chi phí phải chăng

– Dễ lắp đặt và bảo trì hơn các bộ truyền động khác.

3. Các loại dây đai truyền động

Dây đai truyền động được phân loại dựa trên lực truyền và cách bố trí là phổ biến nhất. Ngoài ra, còn có thể dựa vào cấu tạo – đặc điểm mà phân loại dây curoa thành dây đai dẹt (Flat belt), đai thang (V belt), đai răng (Timming belt).

3.1 Phân loại theo lực truyền

Dây curoa phân loại theo lực truyền gồm có:

1/ Dây tải nhẹ: Dùng trong hệ thống truyền động của các loại máy móc nhỏ hoặc máy móc trong lĩnh vực nông nghiệp. Vận tốc trung bình của loại dây đai này là khoảng 10m/s hoặc nhỏ hơn.

2/ Dây tải vừa: Sử dụng trong các loại máy móc công nghiệp hoặc bán công nghiệp, cần tốc độ từ 10m/s – 22m/s. Loại này phù hợp sử dụng cho việc truyền năng lượng ở mức vừa phải.

3/ Dây tải nặng: Sử dụng cho các loại máy móc cần truyền năng lượng lớn, chịu được tốc độ hơn 22m/s. Loại này được ứng dụng rộng rãi cho các loại máy móc công nghiệp lớn như máy móc khai thác mỏ.

3.2 Phân loại theo cách bố trí

Dây curoa phân loại theo cách bố trí gồm có:

1/ Dây truyền động đai mở: Là loại truyền động đai phổ biến nhất, với nguyên lý lắp ráp cho 2 trục quay cùng chiều và song song với nhau. Tùy vào tỉ số truyền mà sử dụng kích thước bully sao cho phù hợp (2 bully có thể bằng nhau hoặc 1 lớn-1 nhỏ).

Dây truyền động đai mở

2/ Dây truyền động đai chéo: Sử dụng cho loại truyền động 2 trục song song. Tuy nhiên, dây đai chéo nhau sẽ làm cho 2 trục bully chuyển động ngược nhiều. 2 bên dây đai sẽ có một bên căng và 1 bên bị chùng.

Dây truyền động đai chéo

3/ Bộ truyền đai ¼: Ở bộ truyền động đai này, 2 trục bully sẽ vuông chứ không không song song như hai loại trên. Cả 2 trục vẫn chuyển động cùng chiều.

dây đai truyền động

4/ Bộ truyền đai phức hợp: Đây là loại truyền đai cực kỳ phức tạp, được sử dụng để truyền năng lượng giữa nhiều trục khác nhau. Chính vì thế, trên trục sẽ có nhiều bully. Loại truyền đai này phù hợp sử dụng trong khu sản xuất đa nhiệm.

Dây đai truyền động là gì? Bán dây đai truyền động tốt nhất

4. Ưu, nhược điểm của dây đai truyền động

4.1 Ưu điểm của dây đai truyền động 

– Hoạt động êm ái, ít gây ra tiếng ồn lớn, có khả năng chịu sốc

– Sử dụng được cho khoảng cách giữa các trục lớn

– Vật truyền lực có tính đàn hồi

– Không cần thiết phải bôi trơn

– Hoạt động bền bỉ, ít chi phí bảo dưỡng

4.2 Nhược điểm của dây đai truyền động

– Khi dây đai bị giãn nở có thể dẫn đến bị trượt khỏi trục

– Tỷ lệ truyền chính xác không cao so với các loại truyền động khác

– Nhiệt độ ứng dụng bị giới hạn bởi vật liệu cấu tạo nên nó là cao su

5. Địa chỉ mua dây đai truyền động chất lượng

Để tối ưu hiệu suất của bộ truyền trong các thiết bị máy móc, ngoài việc phải lựa chọn loại dây đai truyền động phù hợp với bully thì cần phải quan tâm đến chất lượng của sản phẩm. Chính vì thế, khi có nhu cầu mua dây curoa, nên lựa chọn những địa chỉ uy tín, chuyên phân phối hàng chính hãng. Bạn có thể tham khảo Công ty Cổ phần Thương mại Công nghệ TST Việt Nam.

Nút Liên Hệ

TST Việt Nam – Đại lý ủy quyền SKF tại VN
Hotline: 0862.166.658 – 024.6269.8688
Địa chỉ: Số E24 ngõ 68 Đường Trung Kính – Cầu Giấy – Hà Nội
Facebook: https://www.facebook.com/vongbiskfvietnam
Website: https://vongbicongnghiep.vn/

TST Việt Nam chuyên cung cấp các loại phụ tùng ô tô, xe máy, các loại động cơ, vật tư cơ khí chính hãng tại Việt Nam. Quý khách có nhu cầu mua dây đai truyền động, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và báo giá chi tiết.

TST Việt Nam cam kết:

– Sản phẩm chính hãng, chất lượng cao, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

– Đa dạng mẫu mã, chủng loại, cung cấp tất cả các chi tiết như: Vòng bi cầuVòng bi đũagối đỡ SKFphớt chặn dầu SKFdây đai truyền độngxích tải công nghiệpphớt thủy lực SKFmáy gia nhiệt vòng bi,…

– Giá thành phải chăng, ưu đãi nhất trên thị trường.

– Chính sách bảo hành, đổi trả rõ ràng, minh bạch,..

– Chính sách chiết khấu cao đối với đại lý và CTV.

Trên đây là các thông tin về sản phẩm dây đai truyền động (dây curoa). Để được tư vấn thêm về sản phẩm, vui lòng liên hệ với TST Việt Nam – Đại lý SKF tại Việt Nam.

Google Maps
Liên Hệ Qua Messenger
Liên Hệ Qua Hotline